Đức Phật khi xưa trong lúc hoằng pháp đã phải chịu vô số sự vu khống, phỉ báng và đàn áp, nhưng ngài vẫn kiên định như đá tảng, xả bỏ tất cả để cứu độ chúng sinh.
Thính giả: Con nghe giọng thầy rất mệt mỏi, mặc dù chỉ làm chương trình thôi.
Thầy: Ngày nào cũng mệt mỏi như vậy, rất vất vả, còn phải giúp người ta “gánh nghiệp,” lại còn bị người ta nói. Thầy không màng đến tính mạng để cứu người, mà vẫn bị người ta mắng. Nghĩ đến lúc xưa, khi Phật Thích Ca Mâu Ni đến nhân gian hoằng dương Phật pháp, nhiều giáo phái khác cũng mắng Phật, nói “Phật giáo gì chứ?” Họ bảo đó không phải là chính giáo… Vì thế, nghĩ lại việc hoằng pháp thật sự không dễ dàng, ngay cả Phật Thích Ca cũng phải chịu biết bao khổ nạn, bị người ta xua đuổi, bị ức hiếp. Vì vậy, chúng ta chịu một chút khổ sở thì có đáng gì đâu? So với Phật Thích Ca, chúng ta còn kém xa lắm!
Hôm qua, khi chúng ta tưởng nhớ ngày Đức Phật nhập Niết Bàn, thầy đã suy nghĩ rất nhiều. Tâm của chúng ta nhất định phải kiên định, học theo gương của Đức Phật. Có những lúc thực sự không được lơ là. Nếu như năm xưa, Phật Thích Ca bị các giáo phái khác vu khống, phỉ báng hoặc bị đàn áp mà ngài không mang Phật giáo truyền xuống nhân gian, thì hôm nay chúng ta làm sao có thể nghe được Phật pháp? Vì vậy, con người thực sự cần phải có trí tuệ! Chúng ta nhất định phải học hỏi tinh thần của Đức Phật, ngài thực sự quá từ bi, quá vĩ đại!
Nghĩ như vậy, thầy cũng tự khích lệ mình—nhất định phải độ thêm nhiều người hơn nữa, nhất định không được sợ khó khăn, nhất định phải cứu người! Bởi vì cứu người là việc quan trọng nhất. Đức Phật ngay cả ngôi vị thái tử cũng không làm, từ bỏ tất cả nơi nhân gian, có phải vậy không? (Dạ đúng). Vì thế, chúng ta nhất định phải kiên định lòng tin của mình, nỗ lực độ người.
Giống như hai con đã độ được mẹ của mình, các con chính là Bồ Tát. Các con không chỉ cứu được mạng sống của mẹ mà còn cứu được huệ mạng của bà! Sau này, khi bà được siêu thoát, bà sẽ cảm ơn các con suốt đời. Các con ngoan lắm, hãy chăm chỉ niệm kinh. (Dạ, con sẽ cùng em gái và mẹ chăm chỉ niệm kinh, chăm chỉ cứu người). Đúng rồi! Rất tốt! Thầy vui nhất là khi nghe các con nói niệm kinh.
— Trích: "Hỏi đáp Huyền Diệu," ngày 16 tháng 3 năm 2014
佛陀当年弘法时遭受过无数诬蔑、诽谤和打压,仍坚如磐石,舍尽一切地救度众生
🍒🍒听众:我听您声音很疲劳很疲劳的,虽然只是做节目。
台长:天天这么疲劳的,很辛苦的,还要帮人家“背”,还要被人家说,我都这么不要命地救人,还要被人家骂。想想当年佛陀到人间来弘扬佛法的时候,很多其他的教派也骂佛陀,说“什么佛教啊?”说不是正教……所以想想弘扬佛法真的不容易,连佛陀都吃了这么多的苦,被人家赶出来,被人家欺负,所以我们吃点苦算什么啊?跟佛陀比起来我们差得太远了!所以在昨天我们纪念佛陀涅槃日的时候师父就想了很多,我们自己的心一定要坚定,向我们的佛祖学习,有时候真的不能懈怠。
如果佛陀当年被其他的教派诬蔑,或者被人家诽谤、被人家打压,佛陀就没有把佛教送到人间的话,我们今天哪能闻到佛法呀!所以人真的要有智慧!我们一定要好好地学习佛陀的精神,佛陀真的太慈悲了,太伟大了!所以有时候想一想,对自己也是一个激励——一定要度更多的人,一定要不怕困难,一定要救人啊!因为救人为上。佛陀连太子都不做,舍去人间一切,是不是啊?(对)所以我们一定要坚定自己的信心,好好地度人。
像你们两个孩子把妈妈度到了,你们就是菩萨。你不是救了你妈妈的一条人命,是救了她一个慧命啊!她以后上去了会感恩你们一辈子的。好孩子,好好念经(好,我会和妹妹、妈妈一起好好念经、好好救人的)对!太好了!师父最开心就是听到你们说念经。
——2014年3月16日《玄艺问答》