Phương pháp giúp niệm kinh đạt hiệu quả tốt hơn

 Wenda20161202 01:22:53 

Thính giả nam: Khi niệm kinh, chúng ta nên nghĩ đến nội dung kinh văn, nghĩ đến Bồ Tát hay nghĩ đến điều mình cầu xin cách nào giúp việc niệm kinh đạt hiệu quả cao hơn ạ? 


Sư phụ: Cách niệm kinh có rất nhiều, rất phong phú. Có một cách gọi là “vô niệm” niệm mà không niệm, không niệm mà niệm. Có lúc cần quán tưởng, có lúc lại khác… Tùy theo từng cấp độ niệm kinh. Chẳng hạn, người mới bắt đầu thì tốt nhất là đọc theo chữ, không nhất thiết phải hiểu sâu, chỉ cần hiểu đại ý. Ví dụ như khi con niệm Tâm Kinh, hiểu đại khái là để khai mở trí tuệ. Lúc niệm, con nghĩ đến Quán Thế Âm Bồ Tát, trong đầu nghĩ đến việc khai trí tuệ, vậy là một lần niệm đã đủ.


(Nếu là người đã tu nhiều năm thì sao?)


Niệm đến một giai đoạn mà trong đầu hoàn toàn trống rỗng, rất tĩnh hoàn toàn không còn suy nghĩ gì nữa. Nếu con vẫn nghĩ “Tôi đang niệm kinh”, thì chữ “tôi” vẫn còn, vẫn là “ngã chấp”; nhưng nếu niệm đến mức miệng đọc ra mà không biết ai đang niệm, thì đó chính là cảnh giới đã hiện lộ.


Hôm nay con làm việc tốt, con nói: “Tôi muốn làm việc tốt”, thì con vẫn còn chữ “tôi”; đến khi con thực sự muốn làm việc tốt, con sẽ giúp đỡ người khác một cách tự nhiên, con căn bản không ý thức được rằng mình đang làm việc tốt. Giống như người mẹ nấu cơm mỗi ngày ở nhà, bà không nghĩ: “Tôi đang nấu cơm cho các con”, bà cảm thấy việc nấu cơm là điều rất tự nhiên, cứ vào bếp là bắt đầu làm ngay. Không còn cái “tôi” nữa, người mẹ đã quên cái tôi của mình rồi. Nếu bà vẫn nói: “Tôi ngày nào cũng nấu cơm cho các con, thấy chưa, cực biết bao, tôi phải rửa rau, đi chợ, nấu nướng, còn phải rửa chén…”, thì chữ “tôi” đã xuất hiện trong đó rồi, nên nhiều người mẹ sau cùng lại cảm thấy không vui.


Vợ chồng cũng vậy, nếu nói: “Tôi giúp ông già này, tôi lấy ông, ngày nào tôi cũng làm cho ông, tôi là nô lệ của ông sao?”, thì sẽ cãi nhau, rồi ly hôn. Nếu không có cái “tôi”, mọi người sẽ nghĩ: “Ôi, một nhà mà, một nhà mà, đây là việc nên làm thôi”, thì người chồng cũng sẽ cảm thấy: “Ôi, sao vợ mình tốt quá, ngày nào cũng làm việc không biết mệt vì mình”. “Quên mình” chính là buông bỏ chấp ngã, hiểu chưa? 


(Hiểu rồi)


Wenda20161202 01:22:53 

念经效果达到更好的方法


男听众:念经的时候,我们应该想着经文的内容,还是想着菩萨,还是想着所求的事,哪个能使念经达到更大的效果?�台长答:念经的方法很多,太多了,有一种叫“无念”,念念无念,念念有念;有的时候,要观想;有的时候……要看念经不同程度的,像刚刚开始念经的人,最好照着字念,不一定要理解,总的理解就可以。比方说你念心经,总的理解开智慧,念心经开智慧。念经的时候你就想着观世音菩萨,脑子里想着开智慧,就是一遍了(如果是修了好多年的同修呢?)念到后来脑子里空白一片,呵呵……(就是很静)完全静了,完全没有想法了。“我在念经”,还有一个“我”字在,还是“我执”;念到嘴巴里出来不知道谁在念了,那就是境界出来了。


你今天做好事,“我要做好事”,那你还有个“我”字;等到你想做好事,你就帮人家做了,你根本不知道自己在做好事。就像妈妈天天在家里做饭,她没想到“我在为你们做饭”,她做饭觉得很自然,她到了厨房噼里啪啦就弄起来了。无我了,母亲无我了。她还说“我天天给你们孩子做饭啊,你看这么累啊,我天天要给你们洗菜、买菜,还要帮你们烧,洗碗……”好了,“我”字在里边了,所以很多妈妈做到后来就不开心了。夫妻嘛,就是:“我帮你老头子,我嫁给你,整天我为你做,我是你奴隶啊?”那么吵架了,离婚了。你没有“我”的话,都觉得“哎哟,一家人,一家人,这个应该做的,应该做的”,那先生也觉得“哎呀,这个太太怎么这么好啊,整天忘我地劳动”。“忘我”就是去除我执了,明白了吗?(明白)