Vấn đề liên quan tới tập thể phóng sinh

Shuohua20121221  00:54

Vấn đề liên quan tới tập thể phóng sinh

Nam thính giả: Kính chào Thầy, con cảm tạ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát! Cảm tạ Sư phụ Lư Quân Hoành! Hôm nay con xin thỉnh giáo Thầy vài câu hỏi, câu đầu tiên là về việc phóng sinh. Hiện nay có nhiều sư huynh tổ chức mọi người cùng đi phóng sinh. Người tổ chức cần chú ý những vấn đề gì? Ở chỗ con, nhiều nơi dưới nước có giăng lưới ngầm, cá phóng sinh xong sẽ bị bắt lại. Có khi vừa thả xong thì phía sau đã có người chèo thuyền ra thả lưới. Vậy những nơi như thế có thích hợp để phóng sinh không? Nếu vẫn tổ chức phóng sinh ở đó thì người tổ chức có bị mang nghiệp không? Vì trước đây có một sư huynh đã đến một nơi có sẵn lưới cá để phóng sinh, tuy bản thân anh ấy không biết trước, nhưng sau đó Bồ Tát Quán Thế Âm đã dùng ý niệm nói với anh ấy rằng: “Nếu hôm nay phóng sinh ở đây thì trong nhóm tổ chức sẽ có người bị bệnh.”


Đài Trưởng đáp : Cố gắng tránh những nơi như vậy. Thật ra một người học Phật quan trọng nhất là tâm phát nguyện – đó là lòng từ bi, tâm nguyện lớn, là tâm muốn cứu độ chúng sinh. Đưa ra một ví dụ đơn giản: bạn muốn cứu người, dù không cứu được, nhưng vẫn cố gắng thì chẳng phải vẫn tốt hơn những người không chịu ra tay giúp đỡ sao? Chẳng lẽ vì cứu không được nên dứt khoát không cứu nữa? Những chuyện này là do quan niệm con người mà ra.

(Dạ vâng. Có một số sư huynh thường xuyên liên hệ với người bán cá, về sau vì tin tưởng nên khi kiểm tra số lượng và tiền bạc thì chỉ nghe người bán cá báo lại. Nếu số lượng chênh lệch lớn thì đó là nghiệp của người bán cá hay người tổ chức phóng sinh cũng phải chịu trách nhiệm và bị mang nghiệp?)

Cả hai đều phải chịu nghiệp, nhưng người bán cá sẽ mang nghiệp nặng hơn.


(Dạ vâng. Khi phóng sinh, mọi người thường đặt cá chung, nhờ người bán cá chở đến bờ sông. Đôi khi người tổ chức đặt mua cá nhỏ vì cùng một số tiền có thể mua được nhiều hơn, nhưng cá nhỏ lại dễ chết. Nếu lần nào cũng có nhiều cá chết như vậy thì có phải công đức bị tổn giảm không, và người tổ chức có bị mang nghiệp không?)

Thầy vừa nói rồi – đừng dùng cái nhìn của người đời để phân biệt những việc như vậy. Phóng sinh là thể hiện lòng từ bi. Cá nhỏ hay cá lớn không quan trọng, con cứu được bao nhiêu? Những gì chúng ta cứu chỉ như muối bỏ bể thôi. Mục đích chính của việc phóng sinh là để nuôi dưỡng lòng từ bi. Nếu cá có chết, đó là lý do vì sao Thầy kêu mọi người niệm “Vãng Sanh Chú.” Mình thả cá ra sông còn hơn là để người ta cắt đầu, cắt đuôi nó, đúng không?


(Dạ vâng, cảm ơn Thầy rất nhiều!)


—------------------------------

🙏🙏🙏 Trong quá trình dịch và chia sẻ Pháp, nếu con có gì sai sót, chưa đúng lý đúng pháp. Con xin Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Thần Hộ Pháp, Từ Bi tha thứ cho con.

—------------------------------


 男听众:台长您好,感恩南无大慈大悲救苦救难广大灵感观世音菩萨!感恩卢军宏师父!今天想请教您几个问题,第一个是关于放生的。现在有很多师兄组织大家一起放生,组织者需要注意哪些问题?像我们这边放生,很多地方都布有暗网,放生的鱼会被抓走,有时候前脚放完后面就有人开船撒网,是不是这样的地方不适合放生?如果在这样的地方放生组织者会不会因此背业?因为曾经有位师兄去已经布好鱼网的地方放生,他本人事先不知道,事后观世音菩萨用意念跟他讲:“如果今天在这里放生的话,组织者里面会有人生病的。”

台长答:尽量避免。实际上一个人学佛以发心为重,是一种慈悲心、大愿心、能够救度众生的心。举个简单例子,你去救人的话,总是想把他救出来,但没有救出来,比那些不去救的人是不是好一点?难道因为救不了人,救都不去救吗?这些都是人的观念(好的。有些师兄经常跟鱼老板联系,后来就比较信任鱼老板了,在清点条数时直接让鱼老板报条数和金额,如果这方面出入很大的话,是鱼老板的孽障还是放生组织者也要承担其中责任,会不会因此背业?)两个人都要背业,鱼老板的业更大(好的。放生的时候,大家统一订鱼,由鱼老板开车拉到河边。组织者有时候会订比较小的鱼,因为相同金额能够多放一点,但小鱼很容易死,如果每次死的鱼很多,这样会不会功德有漏,组织者会不会因此背业?)我刚刚跟你讲的,不要以现实生活中的人来区分这些事情。放生就是一种慈悲心,小鱼也好,大鱼也好,你能救多少?我们救的也只是九牛上的一毛而已,主要用放生来培养慈悲心。如果真的有这些鱼走了,这就是为什么台长叫你们念往生咒。你们把它们放出来,总比它砍了头、砍了尾好啊!(好的,谢谢台长!)