Người trẻ học Phật cần buông bỏ bản thân, tránh cống cao ngã mạn
wenda20141221B 01:06:10
Người trẻ học Phật cần buông bỏ bản thân, tránh cống cao ngã mạn
Nam thính giả: Con nhớ Sư phụ từng nói trong chương trình rằng, người trẻ khi tổ chức mua cá phóng sinh thì tốt nhất không nên đụng đến tiền, vì họ thiếu định lực, rất khó giữ được sự tỉnh táo trong vấn đề tài chính. Vậy thì cũng tương tự, trong một số tổ chức, người trẻ có phải cũng nên chú ý không? Tốt nhất là không nên đảm nhận vai trò như người phụ trách, tổ chức hay lãnh đạo gì đó? Vì họ vẫn còn mang theo những dục vọng, mong muốn được người khác công nhận hoặc tôn trọng, điều này dễ khiến họ nuôi dưỡng tâm cống cao ngã mạn, chiêu cảm sự đố kỵ và sân hận từ người khác, dẫn đến sự chia rẽ trong tập thể.
Đài trưởng đáp: Chính xác hoàn toàn! Người trẻ trong những đoàn thể như vậy không nên cống cao ngã mạn, đừng nghĩ mình còn trẻ, có học thức, có kiến thức, rồi cho rằng mình tài giỏi, sau đó chạy ra chỉ huy, tổ chức này nọ. Con nên giúp người lớn tuổi để họ đứng ra tổ chức, còn con từ từ mới buông bỏ được tâm cống cao ngã đó. Nếu con cứ tranh giành tất cả, thì chẳng khác nào… “phóng sinh phải để người trẻ tổ chức” — tổ chức cái gì mà tổ chức?! Con chỉ làm tăng thêm những căn tánh xấu của mình, khiến những dục vọng trong quá trình hoằng pháp cũng ngày càng phình to ra, vậy thì căn bản con không thể tu đúng tâm được. Cái mà con đang tu không phải là chân tâm, mà là một loại tâm ngu si. Ở nhân gian tu hành, nếu vẫn làm như thế thì chẳng khác nào tu sự ngu si. Nên Thầy từng nói rồi, một người bất kể xuất gia hay tại gia, đều phải buông bỏ “cái nhà” trong tâm. Rất nhiều người đến giờ vẫn còn nghĩ “tôi muốn to hơn, tôi muốn tốt hơn, tôi muốn thêm cái này cái kia”… thật ra tất cả đều là dục vọng nhân gian chưa buông bỏ. Hiểu chưa?
(Dạ hiểu. Con cảm thấy các đồng tu lớn tuổi thì phù hợp với vai trò này hơn, vì đối với họ, những địa vị hay danh phận này không còn hấp dẫn nữa, họ chỉ xem đó là trách nhiệm để cống hiến tốt hơn cho mọi người. Còn người trẻ thì đang ở độ tuổi tràn đầy năng lượng, càng nên tích cực đóng góp âm thầm, chỉ biết gieo trồng mà không cần nghĩ đến thu hoạch. Bởi vì không ai có thể tránh khỏi định luật nhân quả, đã gieo thì chắc chắn sẽ có gặt. Cảm ơn Sư phụ ạ!)
Hoàn toàn chính xác. Nhưng cũng phải nhìn nhận, không phải người lớn tuổi nào cũng tốt, cũng có người lớn tuổi tham lam. Nhưng chỉ cần phát hiện có người lớn tuổi tốt, thì nên khuyến khích họ. Còn là người trẻ, chúng ta giống như cái máy, để người lớn tuổi cầm tay lái, còn mình là những con ốc vít trong cái máy đó, giúp cho máy vận hành, có lực, còn người lớn tuổi thì điều khiển tay lái, dẫn dắt chúng ta tu hành cho tốt.
(Dạ đúng, đúng ạ.)
—------------------------------
🙏🙏🙏 Trong quá trình dịch và chia sẻ Pháp, nếu con có gì sai sót, chưa đúng lý đúng pháp. Con xin Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Thần Hộ Pháp, Từ Bi tha thứ cho con.
—------------------------------
wenda20141221B 01:06:10
学佛中年轻人要放下自己,避免贡高我慢
男听众:记得师父在节目中提过,年轻人在组织买鱼放生的时候最好不要去碰钱,因为他们缺乏定力,在钱财方面很难保持清醒的头脑。同样,年轻人在一些组织里面是不是也要稍加注意呢?最好不要去碰及负责人、组织者、领头人这样的身份地位?因为他们还是带着某种欲望,希望能得到别人的肯定或者尊重什么的,这样容易让他们养成贡高我慢,招惹别人的嫉妒与瞋恨,致使团队的分裂。
台长答:完全正确!年轻人到这种团队里不要贡高我慢,不要觉得自己年轻有文化有知识,觉得自己什么了不起,然后跑出去指挥啊、组织啊,你应该帮助老年人让他们出来组织,你自己才能慢慢地把这个贡高我慢的心放下来。如果你什么都去抢,你不就是跟……“放生要年轻人组织”,什么年轻人组织?!你就会慢慢地助长自己很多的劣根性,让你这些欲望在弘法当中也得到了膨胀,所以你根本不可能修好心,你修的不是真心,只不过是修的一种愚痴心。在人间你修心了,还要去这么做,你就等于在修愚痴。所以,台长说了,一个人不管出家离家,都要放下这个家。很多人到现在还要“我要更大,我要更好,我再来一个什么”,实际上这还是没有放下你人间的欲望之心,明白了吗?(是是。弟子觉得年长的同修更能适应这个角色,因为这方面对他们已经没有什么诱惑力和吸引力了,他们只会把这种身份地位换成一种责任心,更好地为大家付出。年轻人正是精力充沛的时候,更应该多多地付出、默默地付出,只管耕耘不管收获。因为任何人也阻止不了因果定律的发生,付出了总会有收获的。谢谢师父!)完全正确。但是要看的,有的老年人也不一定完全好,有的老年人也会贪,但是只要发现有好的老年人,就应该鼓励他。作为年轻人,我们就是一个机器,让老年人去掌握方向盘,我们就是机器里面的螺丝钉,把这个机器不停地让它转动、让它有力量,而老年人可以转着方向盘,带着我们好好修心(对对对)