Liên quan đến các kiểu trạng thái khi niệm Kinh

 120- Liên quan đến các kiểu trạng thái khi niệm Kinh 

Phật học hỏi đáp 120- Pháp môn Tâm Linh


Hỏi 120: Xin chào đài trưởng! Khi niệm Kinh có lúc nấc cụt, có lúc hắt hơi, có lúc chảy nước mắt, có khi lại ngáp, da đầu bị tê hoặc vô cùng buồn ngủ... Xin hỏi đây là do nguyên nhân gì?


Đáp 120:

Nấc cụt, hắt hơi, ngứa mũi, bụng dưới thông khí vv..v khi niệm Kinh đều không sao cả, đó là phản ứng bình thường của trường khí vận hành bên trong cơ thể. 


Khi niệm kinh mà nấc cụt thông thường là do vong linh nhập thân hoặc do Bồ Tát đến. 

Khi niệm Kinh chảy nước mắt là do biểu hiện của tâm từ bi được biểu lộ ra bên ngoài, là do kết nối với trường khí của Bồ Tát rồi ( Nhưng nếu do ngáp mà chảy nước mắt thì không tính là như vậy) 


Khi niệm Kinh bị tê da đầu, nếu như cơ thể không lạnh thì đó chính là do Người cần kinh rồi, cần Ngôi nhà nhỏ;


Ngoài ra, nếu như ấn đường căng ra, toàn thân nóng lên, dưới chân bị ngứa vv...v đều là do khí mạch được đả thông. 


Khi niệm Kinh buồn ngủ: 

Có thể vốn dĩ do cơ thể đã mệt rồi. Lúc này tốt nhất đừng niệm Kinh, bởi vì hiệu quả sẽ rất kém. Có thể nghỉ ngơi trước rồi niệm. 


Nếu như niệm bất kỳ Kinh văn cố định nào đặc biệt mới buồn ngủ, cũng có thể kinh văn được niệm rất tốt, cũng giống như sạc pin vậy, năng lượng được nạp vào cảm thấy rất thoải mái, cũng cảm thấy buồn ngủ


Nếu như niệm Tâm Kinh hoặc Chú vãng sanh mà buồn ngủ, vậy thì phải chú ý rồi. Cố gắng niệm khi trời còn sáng, trời quang vv..vv khi mà có đủ dương khí. 


Nếu như không chỉ mỗi buồn ngủ mà đầu còn đau phát sốt vv..vv trong trạng thái không tốt, vậy là trên người có người cần kinh rồi. 

Nếu như không có các hiện tượng đã nói ở trên nhưng hễ niệm Kinh mà thấy buồn ngủ, vậy thì phải đứng lên lấy lại tinh thần, kiên trì niệm, chống lại cơn buồn ngủ, tinh tấn học Phật


***