Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 12 29, 2024

HIẾU KÍNH CHA MẸ PHẢI XUẤT PHÁT TỪ TÂM

vừa đảm bảo vật chất, vừa niệm kinh, phóng sinh để gieo phước điền. Vừa hiếu vừa thuận mới là chân thật hiếu đạo  Huyền Nghệ Vấn Đáp - ngày 11 tháng 1 năm 2013 Người nghe: Con có một thắc mắc. Con đã chuyển số tiền vốn định dùng để hiếu kính cha mẹ sang việc niệm kinh và phóng sinh cho họ, vì vậy con rất ít gửi tiền về cho họ. Cách hiếu kính này có đúng pháp không? Thầy: Phải xem hiện giờ bố mẹ con có tiền hay không. Nếu bố mẹ con rất có tiền… Người nghe: Họ có lương hưu, nhưng có lẽ tham, sân, si khá nặng, nên thường xuyên cảm thấy khổ sở, luôn cố gắng theo đuổi những thứ không đạt được. Thầy: Được rồi, con đã tự đưa ra định nghĩa về bố mẹ mình rồi, thầy còn cần nói nữa không? Con nói xem cách làm đó tốt hay không? Giờ không đủ tiền nữa thì lấy Ngôi Nhà Nhỏ ra để cúng dường họ à? Người nghe: Không phải, con muốn chuyển sang cách này để gieo phước điền cho họ. Thầy: Con phải nhớ rằng, gieo phước điền cần xuất phát từ tấm lòng chân thành. Ví dụ, nếu con hiếu kính bố mẹ, mà bố mẹ lạ...

NGUYỆN LỰC TRONG PHÁT NGUYỆN LÀ GÌ ?

🌻Thính giả nam: Có một đồng tu họ Dương, rất tận tâm với mọi người, nhưng thị lực của cô ấy không được tốt lắm. Cô ấy nói: “Nếu mắt con lành thì sẽ không làm việc nữa. Bây giờ con rất hài lòng. Con chỉ muốn một lòng vì mọi người hoằng dương Phật Pháp đưa cả khu vực này chỗ chúng con đi lên”. Con nghe cô ấy nói thực sự rất cảm động. Sư Phụ có thể vì cô ấy một chút mà gia trì làm cho đôi mắt của cô ấy sớm ngày hồi phục một chút không ạ? ☀️Đài Trưởng: Lời nói của cô ấy có vấn đề, cô ấy đang mặc cả với Bồ Tát, rất nhiều người dùng loại ngôn ngữ này khi niệm kinh cầu nguyện Bồ Tát, Hộ Pháp sẽ không vui. Các vị Bồ Tát sẽ không bao giờ không vui, nhưng các vị Hộ Pháp thì khác. “Quán Thế Âm Bồ Tát, nếu Ngài giúp con khỏi bệnh, con sẽ làm thế nào…” Mặc cả ư? 🌻Thính giả nam: Vậy cô ấy nên nói với Bồ Tát như thế nào ạ? ☀️Đài trưởng: Nói trực tiếp sẽ có nguyện lực: “Quán Thế Âm Bồ Tát, con phát nguyện nhất định sẽ dẫn dắt mọi người xung quanh học Phật, thực hành chánh niệm, niệm kinh. Con sẽ làm...

Trong tâm người học Phật không có thù hận đối với người khác.

Ở nhân gian, bạn đem lòng thù hận người khác, người bị thù hận không đau khổ, chỉ có người đem lòng thù hận người khác mới tự làm tổn thương chính bản thân mình.  Bạn đi hận người khác, hận đến chính mình đầy thương tích. Hận là gốc rễ của nghiệp chướng, phiền là gốc rễ của thống khổ. Thế giới này hết thảy đều là duyên phận, duyên phận là một quyển sách, quyển sách này nếu như bạn lật vô tình, bạn sẽ bỏ qua rất nhiều thiện duyên, thế nhưng, bạn đọc quá nghiêm túc, bạn lại thường xuyên rơi lệ. Cho nên đối với duyên phận, không nên đi tranh đấu với người khác. Nhân gian có một câu nói: Không đi tranh luận với kẻ ngốc, nếu không bạn sẽ không rõ ai là kẻ ngốc. - Ngày 10 tháng 9 năm 2019, Rotterdam Hà Lan - tóm tắt Huyền nghệ - hỏi đáp khai thị 学佛人心中对别人要没有仇恨。在人间,你去恨别人,被恨的人他没有痛苦,只有恨别人的人,他自己很痛。你去恨别人,恨得自己遍体鳞伤。恨是业障的根,烦是痛苦的本。这个世界一切都是缘分,缘分是一本书,这本书你如果翻得不经意,你会错过很多的善缘,但是,你读得太认真,你又会常常地流泪。所以对缘分,不要去和别人争斗。人间有一句话:不同傻子去争辩,否则你就搞不清谁是傻子了。 ——2019年9月10日荷兰·鹿特丹《玄艺综述》解答会开示

CHÂN TU VÀ GIẢ TU

Người nghe nữ: Con nghe Sư Phụ nói rằng trong số những người tu tâm học Phật có rất nhiều người tu giả, có người là “chân tu” và có người là “giả tu”. Con muốn biết bản thân mình thuộc chân tu hay giả tu? Sư Phụ trả lời: “Giả tu” là gì? Giả tu không phải nói về người đời, mà là bây giờ tâm con còn chưa thuần khiết thì gọi là giả tu, hiểu chưa? Thầy hỏi con, sữa này là sữa thật thì được coi là thật, còn nếu sữa này không thuần khiết thì có được tính là giả không? Đơn giản như vậy thôi. Rất nhiều người mua ghế sofa, da thật và da giả, có những loại da pha trộn, liệu có được tính là giả không? (Người nghe: Dạ, con nghĩ là những người tu hành chắc chắn đều nghĩ mình là chân thật, vậy làm sao để phân biệt?) Nếu họ nghĩ mình là thật thì là thật, nếu họ biết mình là giả, họ cũng sẽ nhận ra. Những người hoàn toàn chỉ cầu mong cho gia đình mình, không nghĩ đến chúng sinh hay người khác, đó chính là giả. Hiểu chưa? (Người nghe: Vậy ý Thầy là nếu tu tâm học Phật mà không nghĩ đến cứu giúp người k...

Có phải con đường về nhà có nghĩa là về Tây Phương Cực Lạc không?

Thính giả nữ: có phải con đường về nhà có nghĩa là về Tây Phương Cực Lạc không ạ?  Đài Trưởng: con đường về nhà, không nhất thiết là Tây Phương Cực Lạc, Tứ Thánh Đạo cũng thuộc là 1 nơi thoát khỏi luân hồi lục đạo. Tây Phương Cực Lạc là 1 thành phố huyễn hóa, khi con người lên đó là thoát khỏi luân hồi lục đạo, là 1 thế giới rất tốt đẹp. Ai đến đó rồi sẽ không còn phải đầu thai làm người, không phải chịu khổ nữa, cũng không cần phải trở lại luân hồi lục đạo nữa.  Thính giả nữ: con chính là muốn tu để đến nơi đó.  Đài Trưởng: ừ, tu đến nơi đó không luân hồi nữa, ngoài ra 1 cách khác là đến Tứ Thánh Đạo, Thanh Văn Đạo, Duyên Giác Đạo, tiếp đến là Bồ Tát Đạo, cao hơn nữa là Phật Đạo. Thực ra, đều rất xuất sắc, 4 đạo này đều thoát khỏi luân hồi lục đạo, chỉ cần cố gắng tu tốt, bất cứ nơi nào cũng có thể đến được.  Thính giả nữ: ồ, thưa Đài Trưởng, ngài hãy quan tâm con nhiều hơn, để con được về nhà.  Đài Trưởng: hiện giờ con còn trẻ, đừng vội về nhà, hãy chăm chỉ là...

ĐỆ TỬ NHẬP THẤT LÀ GÌ ?

 Hỏi: Sư phụ, lần trước Ngài đã nói về yêu cầu để nhận đệ tử và yêu cầu đối với đệ tử, nhưng có một số đồng tu muốn trở thành đệ tử nhập thất của Ngài. Vậy yêu cầu đối với đệ tử nhập thất là gì? Đáp: Yêu cầu đối với đệ tử nhập thất cũng giống như vậy. Thực tế, trước đây, khi một đại pháp sư hoặc một vị Bồ Tát giáng thế, hoặc khi con đi theo một vị khai sơn tổ sư của pháp môn, thì có hai loại đệ tử: một là đệ tử thông thường, hai là đệ tử nhập thất – những người quản sự, chủ yếu lo việc hoằng pháp và giúp độ chúng sinh. Đệ tử nhập thất là những người đã rất gần gũi với ý nguyện hoằng pháp của sư phụ. Hiểu không?  ( Hiểu ạ.)  Hiện tại có người thật sự không hiểu gì cả, thậm chí còn tạo khẩu nghiệp. Những người này sau này… cánh cửa địa ngục đã mở sẵn, chờ họ xuống đấy thôi! Không hiểu gì cả, thật ngu muội! Họ thậm chí còn không hiểu “nhập thất” là gì! “Nhập thất” nghĩa là theo sát vị khai sơn tổ sư hoặc sư phụ của mình để cùng hoằng pháp, tiếp cận với Bồ Tát, tiếp cận tư du...

Về công đức có rò rỉ; cứu người độ người là quan trọng nhất

 Wenda20180715A 37:22 ☎️Thính giả nữ: Lần trước thầy khai thị: Kinh Phật nói rằng xây cầu, lát đường, từ thiện, xây chùa, v.v. là những việc làm công đức có rò rỉ. Các đồng tu muốn hỏi, những công đức bị rò rỉ này có thể chuyển thành công đức không bị rò rỉ không? 📞Đài trưởng trả lời: Rất khó (nếu họ làm những công đức này khi họ chưa khai ngộ thì...) Khi họ chưa khai ngộ, thì sẽ có rò rỉ, và bất cứ điều gì bản thân làm mà cho là công đức đều thực sự được chuyển thành việc thiện. Công đức có rò rỉ là gì? Công đức có rò rỉ có còn trở thành công đức được không? Nếu bị rò rỉ rồi đó không phải là việc thiện sao? Nói một cách dễ nghe thì nó giống như một giảng viên cao cấp, thực chất là phó giáo sư, nhưng xét cho cùng thì giảng viên của con ở cấp độ giảng viên, còn giáo sư thì ở cấp độ giáo sư. Nó tương đương với một giáo sư hoặc một phó giáo sư nhưng không có nghĩa là con là phó giáo sư, con hiểu không? (Con hiểu rồi. Có phải là công đức có rò rỉ là người ta chỉ có được phước báo, như...