Người không có tín ngưỡng khi qua đời liệu có bị phán xét giống như những tôn giáo chính thống không ạ?
Trích Câu 36: Hỏi Đáp Phật Học
🍀 Hỏi: Người không có tín ngưỡng khi qua đời liệu có bị phán xét giống như những tôn giáo chính thống không ạ? Nếu là có. Liệu có phải họ sẽ tiếp nhận cùng một hình thức xét xử không ạ? Nếu là không, thì họ sẽ được phân phối như thế nào thưa thầy? Nó có liên quan đến tập tính lúc sinh thời không ạ? Linh Giới thần bí chẳng lẽ cũng giống nhiều địa phương, nhiều quốc gia của chúng ta sao?
🌟Đáp:
Về cơ bản tất cả mọi người bao gồm cả người không có tín ngưỡng đều sẽ chịu xét xử. Sự phân phối này căn cứ vào nghiệp lực của mỗi người ở cõi người.
Căn cứ vào nghiệp lực có thể trực tiếp "Thượng Thiên" (lên trời) hoặc "Nhập Địa" (xuống địa phủ) mà không cần tuyên án. Một loại người là cực ác, sẽ trực tiếp xuống địa ngục; Một loại khác là người rất tốt, sẽ trực tiếp lên thiên đàng.
Linh Giới cũng sẽ có nhiều quốc gia, nhiều cõi.
Luật địa phủ và luật thiên thượng vốn dĩ đều tồn tại, cũng không vì tôn giáo khác nhau mà có sự khác biệt. Chỉ là khi ở cõi người vì không hiểu rõ địa luật cùng thiên luật, cho nên nghĩ rằng là tôn giáo khác nhau sẽ có người quản lý khác nhau. Đợi đến khi lên thiên đường hoặc xuống địa phủ, con người sẽ hiểu được, thiên luật, địa luật cũng tương đương với pháp luật của nhân gian, đây là một khái niệm.
Bất kế có tín ngưỡng tôn giáo hay không, con người sau khi qua đời xuống địa phủ hoặc thăng thiên, đều sẽ tự nhiên bị ràng buộc bởi địa luật hoặc thiên luật.
Người không có tín ngưỡng tôn giáo, đền địa phủ cũng sẽ tiếp nhận sự quản chế của địa phủ. Ví dụ như một người Trung Quốc qua đời ở Úc, họ vẫn phải chịu sự quản lý địa luật của địa phủ ở địa phương nước Úc.
Nếu là người có tín ngưỡng, bất kể là còn tại thế hay sau khi qua đời, đều do tôn giáo mà họ tín ngưỡng quản lý, đồng thời chịu sự quản lý của thiên luật, địa luật.